Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

SỎI THẬN PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA NÀO TỐT NHẤT?

Vừa qua, Giáo sư Koffer đến từ tổ chức REI (Hoa Kỳ) có bài nói chuyện về Phòng và điều trị sỏi tiết niệu, tại Khoa Thận - Tiết niệu. Bài nói chuyện có khá nhiều điểm thú vị, mình xin tóm tắt một phần nội dung về Phòng ngừa sỏi tiết niệu để các bạn có thể có những lời khuyên cho bệnh nhân hoặc người thân của chính mình.
1. CHẾ ĐỘ UỐNG ĐỦ NƯỚC:
- Tăng lượng nước uống vào (không quan trọng uống bao nhiêu) nhưng phải đảm bảo lượng nước tiểu đạt 2.0 – 2.5 lít/ngày. Điều này tương đối khó khăn, nhất là ở Việt Nam do thói quen uống ít nước, ngại đi tiểu vì nhiều lý do khác nhau.
- Bổ sung thêm 1 – 2 cốc nước chanh mỗi ngày.
2. CHẾ ĐỘ NHẬP CANXI (ĂN, UỐNG):
- Không cần hạn chế quá chặt chẽ lượng canxi nhập vào hàng ngày hàng ngày.
- Lượng canxi hàng ngày có thể nhập vào là 500 – 1000 mg, vừa đảm bảo nhu cầu canxi của cơ thể vừa giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi.
3. HẠN CHẾ OXALATE:
- Hạn chế lượng vitamin C nhập vào dưới 2 g/ngày (do bị biến đổi thành oxalate).
- Cần hạn chế các thức ăn và đồ uống sau:
+ Bia hơi, bia tươi.
+ Nước ép của cà chua, nho.
+ Trà.
+ Nước ca-cao.
+ Đồ uống hỗn hợp ovaltine và chocolate.
+ Đậu phộng bơ.
+ Đậu tương, đậu nành, tàu hũ, đậu phụ.
+ Ớt, hạt tiêu.
+ Sốt hoặc súp cà chua...
4. HẠN CHẾ MUỐI NATRI:
- Lượng muối natri nhập vào < 2 gram/ngày.
- Tăng natri trong khẩu phần ăn có thể gây tăng canxi trong nước tiểu và làm tăng nguy cơ mắc sỏi.
5. HẠN CHẾ PROTEIN KHẨU PHẨN ĂN:
- Lượng protein ăn vào cần < 80 gam/ngày.
- Tăng protein trong khẩu phần ăn làm tăng canxi và acid uric, đồng thời làm giảm citrate trong nước tiểu, là các yếu tố nguy cơ của sỏi.
6. GIẢM CÂN, TRÁNH BÉO PHÌ:
- Cần giảm lượng protein động vật trong khẩu phần ăn.
- Giảm năng lượng nhập vào và tăng cường các bài tập thể dục.
7. ĐIỀU TRỊ TỐT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
- Kiểm soát đường máu chặt chẽ hàng ngày.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Chân thành cảm ơn mọi góp ý của các bạn!