GS Nguyễn Văn Tuấn
http://sci-hub.cc/
Trước đây, tôi có lần nói rằng cái mô hình công bố khoa học hiện hành thật là bất công, vì nó chỉ làm lời cho nhà xuất bản, còn giới khoa học thì bị thiệt thòi. Hôm nay, đọc trên Science thấy có 1 nghiên cứu sinh (?) ở Kazashstan có cách bẻ gãy sự thống trị của các nhà xuất bản khoa học (1). Có thể nói đây là một tin mừng cho những nhà khoa học từ VN và các nước nghèo.
Trước đây, tôi có lần nói rằng cái mô hình công bố khoa học hiện hành thật là bất công, vì nó chỉ làm lời cho nhà xuất bản, còn giới khoa học thì bị thiệt thòi. Hôm nay, đọc trên Science thấy có 1 nghiên cứu sinh (?) ở Kazashstan có cách bẻ gãy sự thống trị của các nhà xuất bản khoa học (1). Có thể nói đây là một tin mừng cho những nhà khoa học từ VN và các nước nghèo.
Mô hình xuất bản khoa học hiện nay cực kì vô lí. Nhà khoa học xin tài trợ từ các nguồn, chủ yếu là Nhà nước (thực chất là từ tiền thế của dân); họ làm nghiên cứu, viết báo cáo; nộp cho tập san do nhà xuất bản quản lí; nếu may mắn được công bố, nhà khoa học phải trả tiền cho nhà xuất bản, giá tiêu biểu từ $500 đến $1000 một bài. Hai điều đáng nói trong cái qui trình này là:
• Nhà xuất bản giữ bản quyền bài báo. Điều này có nghĩa là khi nhà khoa học muốn in lại hay dùng một hình ảnh, biểu đồ nào đó trong bài báo của mình, nhà khoa học phải xin phép nhà xuất bản;
• Nhà xuất bản không có chi một đồng nào trong quá trình bình duyệt và quyết định chấp nhận bài báo; tất cả cái khâu này là do các nhà khoa học làm cho họ và hoàn toàn không nhận tiền;
Do đó, không ngạc nhiên khi các nhà xuất bản làm ăn rất khá, và siêu lợi nhuận. Chẳng hạn nhà xuất bản Elsevier (lớn nhất hiện nay) quản lí khoảng 2000 tập san khoa học, và các tập san này xuất bản khoảng 250,000 bài báo mỗi năm. Theo thống kê 2011, thu nhập của Elsevier là 2.7 tỉ USD, và tiền lời là 1 tỉ USD, tức 45% thu nhập. Mức lời 45% làm cho mọi người kinh ngạc, vì mức lời đó còn cao hơn các tập đoàn lớn như IBM và Microsoft! Thật ra, chẳng có gì ngạc nhiên, vì các nhà xuất bản là những kẻ "ngồi mát ăn bát vàng", do họ chẳng cần đầu tư nhiều (nhất là với internet), chẳng tốn tiền trả lương cho ban biên tập, ấy thế mà có khối người xếp hàng xin được công bố bài báo!
Vấn đề còn vô lí hơn khi các nhà xuất bản liên tiếp nâng giá niên liểm cho các đại học. Một số đại học lừng danh và giàu có cho đến nay tuyên bố rằng họ không đủ tiền trả hàng triệu, thậm chí chục triệu USD, cho việc truy cập các bài báo khoa học (do chính giáo sư của họ làm ra). Còn các nhà khoa học từ các nước nghèo hoặc đang phát triển thì vô phương, vì đâu có tiền để trả cho nhà xuất bản để đọc được thông tin khoa học mới nhất. Nhìn như thế, chúng ta phải nói là cái mô hình xuất bản khoa học hiện nay rất ư là thiếu đạo đức - unethical.
Nhưng "vỏ quít dày có móng tay nhọn". Tôi mới đọc trên Science thấy có nói đến một website có tên là sci-hub.io do [hình như là] một em nghiên cứu sinh từ Kazashstan thành lập để thu thập tất cả (xin nhấn mạnh "tất cả") những bài báo khoa học trên các tập san, và cấp miễn phí cho tất cả đồng nghiệp khoa học trên thế giới (2). Tôi mới vào sci-hub.io thì thấy họ nói là website hiện đang lưu trữ 48 triệu bài báo!
Thế là từ nay, các nhà khoa học VN có thể truy cập thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí, không cần trả tiền cho nhà xuất bản. Tôi mới thử truy cập sci-hub.io, và gõ một số PMID (số id trên Pubmed) hay DOI là website cho ra một bản pdf. Thật là tuyệt vời!
Tôi không rõ cách website này vận hành như thế nào, nhưng nó có vẻ rất hữu hiệu. Rất có thể nó được sự ủng hộ của những nhà khoa học ở các nước phát triển nên mới có những access code để tải các bài báo về. Cũng có thể trang web có mật mã của các thư viện đại học trên thế giới. Như một chuyên gia bình luận nói "In one fell swoop, a network has been created that likely has a greater level of access to science than any individual university, or even government for that matter, anywhere in the world. Sci-Hub represents the sum of countless different universities' institutional access - literally a world of knowledge."
Rõ ràng là các nhà xuất bản không hài lòng với sci-hub.io. Các nhà xuất bản đòi kiện người chủ trương trang web này ra toà, và toà yêu cầu họ phải đóng trang web. Theo pháp luật phương Tây thì trang web này là bất hợp pháp. Nhưng chẳng hiểu do lỗ hổng pháp lí nào đó, người chủ trương không đóng trang web.
Trong thời gian nó chưa bị đóng cửa, thì giới khoa học từ các nước như VN có thể dùng ... thoải mái.
===
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Chân thành cảm ơn mọi góp ý của các bạn!