Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

BỘT NÊM CÓ AN TOÀN HƠN BỘT NGỌT?

Vụ này có lần Coach đã đăng bài của bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách Chuyên môn Văn phòng phía Nam- Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam đăng trên báo Saigon Tiếp Thị ngày 29/12/2010. Hôm rồi, lại nghe cô bạn thân kể cậu nhóc ở nhà nghiện bột nêm, nhiều hôm đi học về phải mở lọ ra chấm mút, mẹ bắt cai bột nêm thì giãy nảy lên. Đến tội! Để rộng đường thông tin, bà con ta xem thêm bài tổng hợp dưới đây trên diendanykhoa. (Bài sau Coach sẽ post cách thay vị umami của bột ngọt bằng vị từ thiên nhiên cho lành. À, nói ngay, bột ngọt trong nam thì ngoài bắc gọi là mì chính. Bột canh ngoài bắc chỉ là mì chính trộn muối. Còn bột nêm chủ yếu là mì chính trộn với 2 chất I&G tăng độ ngọt và rất nhiều phụ gia hóa chất khác).



"NGĂN CHẶN BỘT NÊM - NGĂN CHẶN THẢM HỌA

Nguyễn Văn Hoàng


Ngày 15/6/2010 PGS.TS Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Thực phẩm- Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam khẳng định với phóng viên đài Tiếng nói Việt Nam: “Bột thịt có trong hạt nêm chỉ chiếm 1,8% và được nghiền ra từ thịt sấy khô chứ không phải từ nước hầm xương ống và thịt thăn. Trong nước hầm xương ống có rất nhiều chất béo do tủy tiết ra nên khi cô đặc lại sẽ bị ôi thiu, kể cả trong môi trường chân không. Trên thực tế, không có việc sản xuất hạt nêm từ nước hầm xương ống và thịt thăn như quảng cáo”. 

Ngày 29-12-2010 báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài viết của bác sỹ Trần Văn Ký - Phụ trách Chuyên môn Văn phòng phía Nam- Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam cảnh báo nguy cơ bào mòn sức khỏe do bột nêm. Trong bài viết của mình, bác sỹ Ký khẳng định: “Bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hóa”.

Bài viết khuyến cáo: "Nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hóa chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hóa chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng.

Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng”.

Không thấy các báo đăng lại bài viết này kể cả các báo điện tử- lâu nay vẫn nổi tiếng nhanh nhẹn trong việc copy tin. Mục điểm tin kênh O2TV (kênh thông tin đã được Bộ Y tế bảo trợ) cũng không thấy cập nhật. Thông tin tràn khắp các trang mạng. Người dân hoang mang nhưng cũng rất mừng vì đã có những người có tâm nghĩ đến đồng loại, mang những hiểu biết của mình để cảnh báo, giúp đồng loại tránh được mối nguy hiểm họa tiềm tàng về sức khỏe, đe dọa tính mạng, giống nòi, như Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải trước đây đã từng lên tiếng cảnh báo nguy cơ từ rau sử dụng thuốc tăng trưởng thực vật. Nhưng nỗi vui mừng của người dân không kéo dài được bao lâu.

Ngày 17/2/2011 PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lại lên tiếng: “Các tài liệu khoa học cập nhật mới nhất về I & G của các tổ chức y tế uy tín hàng đầu trên thế giới như Báo cáo của Hội đồng Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu năm 1991; Báo cáo của Hội đồng Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông (FAO) của Liên hợp quốc năm 1993; Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA),… nghiên cứu và đưa ra kết luận: bản thân từng chất I, G cũng như khi kết hợp lại với nhau thành hỗn hợp Disodium 5` - Ribonucleotides là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng”. 

Người dân lại tiếp tục hoang mang. Hoang mang vì hai luồng phát ngôn trái chiều đều từ những người có học hàm, học vị, có vị trí quan trọng, đại diện các cơ quan chức năng quan trọng của Nhà nước. Hoang mang vì những tài liệu bà Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho là “mới nhất” từ năm 1991, 1993 của thế kỷ trước có còn độ tin cậy hay không trong khi khoa học kỹ thuật tiến bộ thay đổi từng ngày? Hoang mang vì không biết ai đúng, ai sai? Nên nghe ai và không nên nghe ai? (Coach: "Người nội trợ thông minh biết mà.")

......

Trước khi viết bài này, tôi cùng gia đình đã tiến hành thực nghiệm đơn giản mà ai cũng có thể kiểm chứng: lấy một cái đĩa bôi mật ong vào giữa rồi để gần tổ kiến. Khi kiến bu đầy lòng đĩa, đổ hạt nêm Knorr xung quanh. Kết quả: kiến nháo nhác bỏ chạy. Gần một nửa số con chết trong đĩa. Số còn lại chạy ra ngoài chết xung quanh đĩa. Chỗ hạt nêm rớt ra đất khoảng ¼ muỗng cafe bị con chó háu ăn liếm mất. Chưa đầy một phút nó cuộn người lên từng cơn, sùi bọt mép rồi nôn thốc nôn tháo từng đống cho đến khi ra dịch màu vàng lẫn xanh rồi nằm bẹp một chỗ.

.......

http://diendanykhoa.com/showthread.php?10641-Ngăn-chặn-bột-nêm-ngăn-chặn-thảm-họa

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Chân thành cảm ơn mọi góp ý của các bạn!